Nước muối sinh lý là dung dịch chỉ hoàn toàn có nước (H2O) và muối (NaCl) với nồng độ muối chính xác là 0,9% (hay 9 phần ngàn), đồng thời phải đạt tiêu chuẩn đóng gói vô khuẩn. Sở dĩ có tên là "sinh lý" vì nó có hàm lượng muối, áp suất thẩm thấu gần giống với môi trường sinh lý bên trong cơ thể.
Nước muối sinh lý được dùng phổ biến khi muốn làm sạch các loại vết thương không bị nhiễm trùng cũng như trên các loại niêm mạc của cơ thể như mắt, mũi, tai, họng
Natri clorid 0,9% là thuốc nhỏ mắt hoặc rửa mắt, chống kích ứng mắt và sát trùng nhẹ.
-Trị nghẹt mũi, sổ mũi, viêm mũi do dị ứng.
-Đặc biệt dùng được cho trẻ sơ sinh.
Cách sử dụng: Nhỏ hoặc rửa mắt, hốc mũi, mỗi lần 1-3 giọt, ngày 1-3 lần hoặc nhiều hơn. Tuy nhiên không nên dùng kéo dài.
Vai trò của nước muối sinh lý cho bé chỉ thực sự được phát huy khi trẻ gặp vấn đề trên đường hô hấp. Đó là lúc trẻ bị cảm cúm, viêm nhiễm, tăng bài tiết chất nhầy; Đồng thời, mũi họng bị nhiễm trùng, chất nhầy đục, quánh đặc, khó dẫn lưu ra ngoài, làm bít tắc đường hô hấp. Đường thở của trẻ vốn nhỏ hẹp và mềm, dễ xẹp, trẻ sẽ biểu hiện sổ mũi, khò khè, khó thở, ho đờm, nóng sốt. Việc rửa mũi họng, các xoang đúng cách sẽ giúp đẩy trôi chất bẩn, diệt trừ vi trùng và trả lại sự thông thoáng tự nhiên trên đường thở cho bé.
Hướng dẫn rửa mũi họng đúng cách bằng nước muối sinh lý
Việc rửa mũi bằng nước muối sinh lý cho bé cần được thực hiện theo từng bước độc lập, dứt khoát để tránh làm trẻ ho sặc, gây sợ hãi, quấy khóc. Đầu tiên, nên giữ đầu trẻ cố định trên mặt phẳng cứng và nghiêng hẳn sang một bên, bên dưới có lót khăn, gạc thấm. Tiếp theo, nhẹ nhàng đưa vòi bơm một lượng xác định vào cạnh bên cánh mũi của lỗ mũi nằm ở trên. Đợi từ từ để nước chảy ra từ mũi bên dưới. Lặp lại hai đến ba lần tùy vào tình trạng của trẻ là làm tương tự đối với bên đối diện. Cuối cùng, làm khô bên trong mũi với tăm-bông nhưng tuyệt đối không đưa vào quá sâu và lau sạch cánh mũi ngoài của trẻ bằng vải mềm.
Nếu dịch mũi của trẻ quá nhầy đặc, có thể nhỏ vài giọt nước muối sinh lý vào trước để làm loãng bớt. Bên cạnh đó, cũng có thể dùng ống hút để lấy bớt chất nhầy ra ngoài. Luôn lưu ý rằng các dụng cụ sử dụng cho trẻ cần là các loại chuyên dùng cho trẻ sơ sinh vào thao tác nhẹ nhàng, cẩn trọng.
Bạn không nên nhỏ nước muối quá 4 lần/ngày vì điều này sẽ khiến tình trạng của bé trở nên nghiêm trọng hơn