Cột mốc khám thai

Khi mang thai, ngoài việc duy trì 1 chế độ ăn dinh dưỡng đúng cách thì việc đi khám thai cũng nằm trong những điều quan trọng mà các mẹ nên lưu ý. Việc ghi nhớ những cột mốc khám thai là cách giúp bố mẹ quan sát được con mình đã và đang phát triển như thế nào, con có thật sự đang khỏe không ? Từ đó, có hướng can thiệp kịp thời vào từng khoảng khắc, vấn đề mà con đang gặp phải. Chính vì thế, các mẹ cần biết những cột móc sau để khi khám sẽ đạt được hiệu quả tốt nhất nhé.

 

10 Cột mốc khám thai quan trọng bạn cần biết 

 

1. Khoảng tuần 5-8 mẹ nên đi khám thai ( 1 - 2 tháng đầu )

 

Việc khám thai lần đầu thường diễn ra khi bà bầu có thai khoảng 5 – 8 tuần. Ở lần khám thai đầu tiên, bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện một số đánh giá sau:

  • Kiểm tra cân nặng, chiều cao để tính chỉ số BMI của cơ thể nhằm đánh giá tình trạng thừa cân, béo phì. Nếu có bất thường, bác sĩ sẽ hướng dẫn cách kiểm soát cân nặng khi mang thai để hạn chế tối đa các biến chứng có thể xảy ra.
  • Có thể xét nghiệm xét nghiệm máu về hormone bHcg trong các trường hợp siêu âm chưa rõ túi thai hoặc là siêu âm có biểu hiện thai bất thường.
  • Kiểm tra huyết áp biết thai phụ có bị cao huyết áp hay không và có biện pháp phòng ngừa nguy cơ bị tiền sản giật.
  • Siêu âm để kiểm tra vị trí phôi thai và tuổi thai nhằm kịp thời phát hiện các bất thường như thai ngoài tử cung...
  • Tính tuổi thai và ngày dự sinh của em bé dựa vào ngày đầu tiên của kỳ kinh cuối.
  • Thực hiện xét nghiệm máu để kiểm tra một số bệnh sau: bệnh sởi, bệnh thủy đậu, viêm gan B, bệnh giang mai, HIV/AIDS, yếu tố Rh, nhóm máu,...

Tại buổi khám này, bác sĩ sẽ tư vấn cho thai phụ cách bổ sung các loại vitamin và khoáng chất cần thiết khi mang thai, tư vấn lối sống, dặn dò các loại thuốc và thực phẩm cần tránh trong thai kỳ,..

Cột mốc khám thai

Cột mốc khám thai mẹ cần biết 

 

2. Từ tuần thứ 11 – 13 giai đoạn trẻ đang dần hoàn thiện ( tháng thứ 3 của thai kì )

 

- Đây là giai đoạn khá quan trọng của bé và là cột mốc khám thai mà các mẹ không nên bỏ qua. Lúc này, bạn nhỏ sẽ sẽ hình thành gần như rõ nét cấu trúc của cơ thể như tay chân, mũi miệng, mắt...khi con đang trông giai đoạn phát triển này cũng là một dấu mốc tuyệt vời mẹ nên đi khám để biết rõ hơn tình hình của bé. Bác sĩ sẽ giúp bạn kiểm tra cân nặng, đo huyết áp, xét nghiệm nước tiểu, xét nghiệm máu và siêu âm để đánh giá sức khỏe của mẹ và tình trạng phát triển của thai nhi như thế nào và từ đó có hướng điều chỉnh, can thiệp hợp lý.

- Giai đoạn này chế độ dinh dưỡng của mẹ cực kì quan trọng cần bổ sung các dưỡng chất sau để của mẹ và con điều khỏe:

  • Thực phẩm giàu axit folic giúp ngăn ngừa dị tật bẩm sinh, sảy thai, tiền sản giật, thai chậm phát triển lượng axit folic có trong các loại thực phẩm bao gồm: súp lơ, bắp cải, bí đao, sữa bầu, hoa quả, nước ép trái cây......
  • Thực phẩm giàu vitamin giúp tăng cường sức đề kháng, ngừa táo bón, khó tiêu ở mẹ bầu những thực phẩm giàu hàm lượng vitamin bao gồm: các loại trái cây, đậu hũ, ngũ cốc....
  • Thực phẩm giàu chất sắt giúp mẹ giảm các triệu chứng như: Hoa mắt, chóng mặt, tụt huyết áp, ngất xỉu.. Những thực phẩm giàu chất sắt bao gồm: viên uống sắt (chỉ uống khi bác sĩ chỉ định, kê đơn), thịt bò, bí đỏ, hạnh nhân, hạt óc chó, lòng đỏ trứng gà, yến mạch.....
  • Thực phẩm giàu canxi giúp phát triển hệ xương và răng, phát triển cơ thể bé loại thực phẩm có nhiều canxi bao gồm: tôm, cua, sữa tươi, phô mai, trứng...
     
    Cột mốc khám thai
    Sữa bầu giúp mẹ bổ sung nhiều dưỡng chất quan trọng 
     
     

3. Từ tuần 16-22 giai đoạn mẹ có thể biết được giới tính con ( tháng thứ 4 - 5 của thai kì )

 

- Đúng vậy giai đoạn này, nếu mẹ đi khám thì có thể biết được giới tính của bé nhưng sẽ chính xác hơn từ tuần thứ 18 trở đi. Lúc này, khi đi khám mẹ sẽ thấy được hình hài của bé đã phát triển đầy đủ từng ngón tay, ngón chân đã được tách màn, cơ quan sinh dục đã hiện rõ. Lúc này bé đã có thể cử động được vài động tác đơn giản như nắm bàn tay hoặc vắt ngón chân vào bên trong, điều này là do hệ thống xương khớp của con đã dần hoàn thiện. Tuy nhiên, mẹ vẫn chưa cảm nhận được bởi con cũng còn khá nhỏ chỉ nặng khoảng 70gram.

- Khi đi khám ở mốc giai đoạn này bác sĩ sẽ kiểm tra cân nặng, huyết áp, siêu âm, xét nghiệm nước tiểu,...để theo dõi sự phát triển của thai nhi. Đồng thời, được thực hiện xét nghiệm Triple Test và Double Test được gọi là bộ đôi xét nghiệm sinh hóa sàng lọc dị tật thai nhi liên quan đến di truyền, rối loạn nhiễm sắc thể..... độ chính xác lên đến 90%.

- Một số nhóm thực phẩm tốt cho mẹ ở giai đoạn này bao gồm: nhóm thực phẩm axit folic, canxi, vitamin, nhóm chất sơ, nhóm thực phẩm giàu Omega 3....

 

4. Từ tuần 24-28 ( tháng thứ 6 - 7 của thai kì )

 

- Bước vào giai đoạn này mẹ hoàn toàn có thể cảm nhận được sự chuyển động của bé vì thai nhi phát triển cơ bắp rất mạnh mẽ, tóc của con bắt đầu mọc, còn trên vai lưng của bé sẽ mọc 1 lớp lông tơ mềm để bảo vệ con lớp lông này sẽ rụng dần khi con chào đời từ 1 đến 2 tuần đầu. Da bé sẽ phủ một lớp trắng để bào vệ và ngăn cách da con khỏi môi trường nước ối. Nếu mẹ khám thai ở mốc thời gian này bác sĩ sẽ:

  • Kiểm tra cân nặng
  • Đo huyết áp
  • Khám thai được đo từ đá tử cung xuống xương mu, theo dõi sự phát triển của bé
  • Xét nghiệm nước tiểu
  • Siêu âm 4D
  • Kiểm tra xem thai có dị tật, kiểm tra vị trí bám của nhau thai, lượng nước ối
  • Tầm soát đái tháo đường thai kỳ: Bằng nghiệm pháp dung nạp glucose để kịp thời phát hiện đái tháo đường thai kỳ và can thiệp bằng cách thay đổi chế độ ăn, lối sống và có thể dùng thêm insulin
  • Tiêm vắc xin uốn ván VAT 

- Những loại thực phẩm tốt cho mẹ bầu ở tháng thứ 5 bao gồm: các loại thịt nạc, cá, trứng, các loại hạt, trái cây, bổ sung canxi và sắt bằng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ nếu mẹ đang bị thiếu hụt......

Cộc móc khám thai

Khám thai định kỳ 

 

5. Từ tuần 28-32 ( tháng thứ 7 - 8 thai kì )

 

- Giai đoạn này da của thai nhi sẽ có màu đỏ, nhăn, lớp tĩnh mạch có thể nhìn qua được nhờ lớp da mỏng. Ở tháng này khi khám thai mẹ có thể thấy được sự chuyển động linh hoạt các món tay món chân của con, vào giai đoạn thai kì này các bác sĩ sẽ kiểm tra cho mẹ: có bị nhiễm trùng bào thai hay không, kiểm tra tim thai, ước tính kích thước thai nhi, xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu để theo dõi sự phát triển của thai nhi.... bác sĩ sẽ tiến hành tiêm cho mẹ vắc xin uốn ván VAT lần 2.

- Các thực phẩm tốt cho mẹ ở giai đoạn này bao gồm: 

+ Thực phẩm giàu vitamin C giúp duy trì và hồi phục các mô liên kết trên toàn cơ thể:

  • Cam, chanh và quýt
  • Dâu tây
  • Nho
  • Bắp cải
  • Khoai lang

+ Rau củ quả và trái cây: có đến 85% mẹ mắc các bệnh như trĩ, táo báo trong giai đoạn mang thai này việc cung cấp cho cơ thể nhiều trái cây và rau xanh sẽ giảm đáng kể tình trạnh này các mẹ nhé.

+ Uống nhiều nước: giúp cơ thể mà thải những độc tố ra ngoài theo đường tiểu, lưu thông khí quyết, cơ thể khỏe mạnh.

+ Thực phẩm giàu axit folic

+ Thực phẩm giàu protein

+ Thực phẩm giàu carbohydrate

 

6. Tuần thứ 32-34 ( tháng thứ 8 thai kì )

 

- Thời điểm này cơ thể của bé đã hoàn thiện đầy đủ cơ thể, giai đoạn này cũng là giai đoạn não bé phát triển cực kỳ tốt nên mẹ hãy thường xuyên nói chuyện, cho con nghe nhạc mẹ nhé. Các mẹ ở độ tuổi này sẽ bắt đầu mọc tóc và còn tùy vào nhiều yếu tố khác mà tóc bé mọc nhiều hoặc ít khác nhau. Cộc mốc khám thai này khi khám bác sĩ sẽ kiểm tra tim thai, ước tính kích thước thai nhi, xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu để theo dõi sự phát triển của thai nhi.

- Một số thực phẩm tốt cho mẹ cho bé bao gồm:

  • Thịt đỏ cung cấp protein, sắt, kẽm,... tốt cho cả mẹ và thai nhi trong quá trình mang thai và phát triển trí não ở trẻ. 
  • Sữa và thực phẩm làm từ sữa đóng vai trò như nguồn cung cấp vitamin và khoáng chất khá hoàn thiện.
  • Bơ đậu phộng là nguồn cung cấp chất béo tốt nên sử dụng vì axit béo rất quan trọng để thai nhi đủ điều kiện phát triển bộ não một cách tốt nhất
  • Một số dạng thực phẩm khác....

 

7. Tuần 34-36 ( giữa tháng 8 đầu tháng 9 thai kì )

 

- Tới giai đoạn này bé đã hoàn thiện tất cả và chờ ngày ra đời , một số biểu hiệu thường gặp như bé quay đầu, phản ứng lại với các tác nhân bên ngoài, ở thời điểm này bé sẽ tít cử động hơn do tử cung đã hẹp lại. Khi khám thai ở mốc giai đoạn này bác sĩ sẽ thực hiện các đánh giá tương tự giống với tuần thứ 32-34.

 

8. Lần khám thai thứ 8,9,10: từ tuần 36 đến tuần 39 ( tuần cuối thai kì )

 

- Bước vào giai đoạn này là lúc bé sẽ sẵn sàng chào đời bất cứ lúc nào, việc của mẹ là nghe theo lời khuyên từ các bác sĩ và cũng như là chuẩn bị đầy đủ từ quần áo, tã dán, đồ sơ sinh..... và chờ đợi thiên thần nhỏ ra đời. 

 

 

 

 

Viết Bình luận

    Bài viết cùng danh mục:

    Hiển thị tất cả kết quả cho ""