Sinh mổ hay sinh thường: mẹ nên chọn phương pháp nào?
Trong một cuộc sinh nở, em bé có thể chào đời bằng một trong hai cách: sinh thường hoặc sinh mổ. Bác sĩ sẽ quyết định phương pháp sinh nào là phù hợp, hướng tới mục tiêu cuối cùng là mẹ khỏe, em bé chào đời bình an.
Tìm hiểu về phương pháp sinh mổ và sinh thường
- Sinh thường( còn gọi là sinh tự nhiên, sinh ngả âm đạo) là hình thức sinh con qua đường âm đạo và không có sự hỗ trợ bằng dụng cụ giúp sinh. Mẹ chuyển dạ do cổ tử cung giản nở ra, mở và ngắn từ từ. Các cơn gò tử cung xuất hiện với tuần suất ngày càng nhanh, đều và mạnh giúp đầu em bé di chuyển dần về phía cửa âm đạo. Sau những cơn rặn của mẹ em bé chính thức chào đời.
- Sinh mổ là phẩu thuật xâm lấn đưa em bé ra khỏi bụng mẹ. Bác sĩ sẽ rạch một đường khoảng 10cm ở vùng bụng dưới và vào cổ tử cung của mẹ, sau đó đưa em bé và nhau thai ra ngoài. Phần lớn các ca sinh mổ được thực hiện khi mẹ còn tỉnh. Mẹ được gây tê tủy sống hoặc tiếp tục sử dụng gây tê ngoài màng cứng giảm đau trong chuyển dạ nếu chuyển từ ngã sinh âm đạo sang sinh mổ để làm tê nữa người dưới đến 2 chân. Một ca mổ đẻ kéo dài khoảng 45 phút từ lúc bắt đầu đến khi kết thúc.
Vậy mẹ nên lựa chọn sinh mổ hay sinh thường, cùng tìm hiểu ưu nhược điểm của sinh mổ và sinh thường để hiểu rõ hơn mẹ nhé!
Sinh thường
Ưu điểm:
- Thời gian hồi phục nhanh: Mẹ thường phục hồi nhanh hơn, có thể đứng dậy và đi lại sớm hơn sau sinh ( chỉ khoảng sau 1 giờ)
- Ít rủi ro phẫu thuật: Không có nguy cơ liên quan đến phẫu thuật như nhiễm trùng hay biến chứng từ gây mê.
- Tốt cho thai nhi: Quá trình sinh thường giúp thai nhi tiết ra hormone và chất nhầy, hỗ trợ phát triển phổi và tăng khả năng miễn dịch. Được da kề da với mẹ và bú mẹ sớm hơn.
- Chi phí thấp hơn: Thường có chi phí thấp hơn so với sinh mổ.
Nhược điểm:
- Cơn đau trong quá trình sinh: Mẹ có thể trải qua cơn đau co thắt mạnh trong suốt quá trình. Tổn thương rách âm đạo tầng sinh môn gây đau ở đáy chậu, âm đạo sau sinh.
- Thời gian sinh lâu: Quá trình có thể kéo dài, đặc biệt đối với lần sinh đầu tiên.
- Rủi ro bất thường: Có thể xảy ra tình huống như sa dây rốn hoặc thai nhi không vào đúng vị trí.
Sinh mổ
Ưu điểm:
- Kiểm soát tốt hơn: Đối với các tình huống khẩn cấp, bác sĩ có thể can thiệp nhanh chóng để bảo vệ sức khỏe mẹ và bé.
- Giảm đau trong quá trình sinh: Mẹ không trải qua cơn đau sinh thường, vì đã được gây tê hoặc gây mê.
- Dễ dàng lựa chọn thời gian: Mẹ và bác sĩ có thể chọn thời gian sinh phù hợp hơn.
Nhược điểm:
- Thời gian hồi phục lâu hơn: Mẹ cần thời gian để hồi phục sau phẫu thuật, thường mất vài tuần.
- Rủi ro phẫu thuật: Có nguy cơ nhiễm trùng, mất máu, và các biến chứng từ gây mê.
- Ảnh hưởng đến thai nhi: Không có quá trình sinh thường có thể làm giảm khả năng phát triển phổi của bé, dễ gặp vấn đề về hô hấp và miễn dịch. Sữa mẹ sẽ về chậm hơn so với sinh thường
Sinh thường sẽ mang lại nhiều lợi ích hơn sinh mổ, do đó, bác sĩ luôn ưu tiên chọn sinh thường cho sản phụ, trừ khi có lý do cho việc bắt buộc phải mổ lấy thai, chẳng hạn như:
- Mẹ có các vấn đề y tế: Như tiểu đường thai kỳ, huyết áp cao, hoặc các vấn đề tim mạch.
- Thai nhi không vào đúng vị trí: Như ngôi mông hoặc ngôi ngang.
- Mẹ có thai đôi hoặc nhiều hơn: Có thể cần phải mổ để đảm bảo an toàn cho mẹ và bé.
- Thai phụ từng trải qua cuộc phẫu thuật tử cung trước đây, chẳng hạn như mổ lấy thai trong các lần sinh trước, phẫu thuật lạc nội mạc tử cung, u nang buồng trứng…
Kết luận
Việc lựa chọn giữa sinh mổ và sinh thường phụ thuộc vào sức khỏe của mẹ và tình trạng của thai nhi. Mẹ nên thảo luận với bác sĩ để đưa ra quyết định tốt nhất cho bản thân và bé yêu. Cả hai phương pháp đều có ưu nhược điểm riêng, và không có phương pháp nào là tuyệt đối tốt hơn.
Chúc các mẹ có một thai kỳ khỏe mạnh!
- 0 Bình luận