22 Dấu Hiệu Mang Thai Tuần Đầu Cần Biết Cho Các Mẹ

Sau thời gian dài chờ đợi, nhiều đôi vợ chồng trẻ nôn nóng gặt hái trái ngọt được kết tinh từ tình yêu của hai người. Tuy nhiên, nhiều bạn mới lần đầu làm mẹ làm mẹ luôn mang tâm trạng bồn chồn, lo lắng vì không biết dấu hiệu nào để chứng minh và chắc chắn rằng bản thân đã mang thai. Để giải đáp thắc mắc này, hãy cùng Thiên Đường Trẻ Thơ tìm hiểu và thống kê các dấu hiệu mang thai thường gặp trong giai đoạn đầu tiên để các gia đình trẻ sớm có chuẩn bị, tìm hiểu các kiến thức chăm sóc thai sản trong giai đoạn phát triển quan trọng này. Cũng như có thêm các kiến thức để chăm sóc bé sau khi sinh để giúp cho bé nhà mình phát triển khỏe mạnh, lớn khôn nhé.

các dấu hiệu mang thai

Các dấu hiệu mang thai thường gặp

 

Cập nhật 21 dấu hiệu mang thai ở tuần đầu tiên các mẹ cần biết 

 

Theo các thông tin đến từ PGS.TS.BS Lưu Thị Hồng, Trưởng khoa Phụ sản, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, Hà Nội, một số dấu hiệu dưới đây là cách giúp các bạn lầ đầu làm mẹ có thể nhận biết một cách sớm nhất bản thân đã mang thai dựa vào một số thay đổi như sau: 

1. Đau ngực

Sau khi thụ thai, các hormone trong cơ thể phụ nữ thay đổi nhanh chóng làm cho lượng máu đến bầu ngực tăng lên khiến ngực sưng và đau nhức. Đây là một trong những triệu chứng phổ biến nhất khi mang thai và giai đoạn này cũng khiến nhiều bạn cảm thấy rất khó chịu để làm dịu cơn đâu các bạn có thể massage nhẹ nhàng sẽ giúp giảm đau rất hiệu quả. 

2. Chậm kinh

Chậm kinh là dấu hiệu quen thuộc và dễ dàng nhận biết nhất khi các mẹ đã mang thai. Khi việc thụ thai hoàn thành, cơ thể sẽ tiết ra nội tiết tố hCG và kỳ kinh tiếp theo sẽ không xảy ra. Tuy nhiên một số phụ nữ có kinh nguyệt không đều nên dễ lầm lẫn với sự mất kinh sau thụ thai.

3. Chứng chuột rút

Bà bầu có thể cảm nhận được những cơn đau do bị vọp bẻ giống như lúc có kinh vào khoảng ngày thứ 6-12 của thai kỳ. Hiện tượng này là do trứng bắt đầu bám chặt vào thành tử cung và khiến tử cung có thể bị kéo căng một chút, gây ra các cơn đau để chuẩn bị cho quá trình giãn nở trong suốt chín tháng mang thai.

4. Táo bón, khó tiêu, đầy hơi 

Táo bón và đầy hơi là những dấu hiệu mang thai thường gặp ở chị em. Thậm chí chúng còn xuất hiện thường xuyên hơn cùng với sự phát triển của thai kỳ. Do nhiều yếu tố ảnh hưởng trong đó ảnh hưởng nhiều nhất là do hormone progesterone làm ảnh hướng đến hệ tiêu hóa của bạn. Để hạn chế táo bón, đầy hơi, bạn chỉ cần uống đủ từ 2 - 2,5 lít nước mỗi ngày và ăn nhiều rau củ chứa vitamin và chất xơ.

5. Mệt mỏi

Cảm giác mệt mỏi được xem là một trong những dấu hiệu có thai sớm nhất. Bà bầu thường cảm thấy mệt mỏi ngay từ tuần đầu mang thai. Sự mệt mỏi bắt nguồn từ việc người mẹ bị mất một phần năng lượng để cung cấp cho quá trình phát triển của bào thai. Thường thì bà bầu sẽ bớt mệt hơn khi thai được 12 tuần trở đi, lúc này nhau thai đã được hình thành đầy đủ.

Dấu hiệu mang thai thường gặp

Một số dấu hiệu mang thai thường gặp

6. Đầu vú thâm quầng

Khi mang thai, các hormon mà cơ thể tiết ra sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của các tế bào biểu bì, từ đó tạo hắc tố xung quanh đầu vú và làm cho vùng da ở đầu vú sẫm màu dần. Tuy nhiên, đây không phải là một dấu hiệu sớm của hai kỳ vì phải đến tuần thứ 10 thai phụ mới có thể thấy rõ sự khác biệt về màu sắc ở đầu vú.

7. Buồn nôn

Khoảng 80% phụ nữ mang thai đều gặp phải tình trạng buồn nôn vào buổi sáng trong vài tuần đầu tiên của thai kỳ. Đây cũng được xem là một triệu thường gặp nhất khi mang thai. Nguyên nhân là sự gia tăng hormone estrogen và progesterone trong cơ thể khi mang thai.

8. Đầy hơi, khó tiêu

Táo bón và đầy hơi là những dấu hiệu thường gặp khi mang thai. Để hạn chế hiện tượng này, bà bầu nên tăng cường bổ sung chất xơ và uống khoảng 2 lít nước mỗi ngày.

9. Đi tiểu nhiều hơn

Khi mang thai, tử cung phát triển để nuôi dưỡng phôi thai nên sẽ chèn ép vào bàng quang dẫn đến đi tiểu thường xuyên hơn. Càng về sau, khi tử cung càng lớn thì bàng quang càng bị chèn ép nhiều nên thai phụ càng phải đi tiểu thường xuyên hơn.

dấu hiệu mang thai

Dấu hiệu báo thai mẹ cần biết

10. Nhạy cảm với mùi vị

Dấu hiệu này là một những tín hiệu sớm giúp nhận biết thai kỳ. Một số mùi thường khiến thai phụ cảm thấy khó chịu và buồn nôn như mùi thuốc lá, mùi nước hoa, mùi thức ăn... Sự nhạy cảm này có thể giảm dần sau khi hết 3 tháng đầu thai kỳ.

11. Thèm ăn

Khi mang thai, cơ thể cần được cung cấp thêm nhiều năng lượng để đảm bảo cung cấp đầy đủ cho cả mẹ và bé. Do vậy, việc cảm thấy đói bụng và thèm ăn thường xuyên là một dấu hiệu rất phổ biến khi mang thai.

12. Đau đầu

Sự gia tăng lượng máu lưu thông trong cơ thể sẽ khiến thai phụ thường xuyên bị đau đầu trong những tuần đầu tiên sau khi trứng đã được thụ tinh. Đây cũng là một dấu hiệu cho thấy cơ thể đang tự điều chỉnh để thích nghi với sự tăng vọt của lượng hormone khi mang thai.

13. Nhiệt độ cơ thể tăng lên

Dấu hiệu mang thai tiếp theo chính là sự thay đổi của nhiệt độ cơ thể, một dấu hiệu tích cực của thời kỳ mang thai là tăng khoảng 1 độ kéo dài hơn 2 tuần sau khi rụng trứng.

14. Choáng váng

Vì lượng hóc-môn hCG tăng cao nên bạn sẽ có cảm giác mệt mỏi. Các triệu chứng khác như táo bón, đau nhức ngực, đầy hơi hay đau đầu cũng đủ làm bạn kiệt sức trước khi bước vào thời kỳ ốm nghén.

15. Tính tình thay đổi thất thường

Khi mang thai, bà bầu rất dễ xúc động, tâm trạng cũng có thể thay đổi thất thường. Đó có thể là kết quả của việc thay đổi hormon trong cơ thể và thay đổi thể chất của thai phụ.

16. Buồn ngủ

Dấu hiệu dễ bỏ qua khi mang thai là buồn ngủ, ngủ gà, ngủ nhiều hơn. Tuy nhiên một số trường hợp thai phụ lại bị mất ngủ.

17. Nướu sưng và đau

Các mẹ trẻ nên chú ý đến hiện tượng nướu bị viêm, đau, chảy máu; mắt và mặt sưng húp. Đó là một trong những dấu hiệu sớm cho thấy bạn đã có thai.
dấu hiệu mang thai

Mệt mỏi, choáng váng, khó chịu.... là các đấu hiệu có thể bạn đã có thai

18. Đau lưng

Khi có thai, tử cung sẽ phát triển để chuẩn bị cho việc mang thai khiến chị em sẽ cảm nhận được các cơn đau ở vùng sống lưng, đặc biệt khi thai nhi lớn dần, những cơn đau lưng cũng sẽ xảy ra thường xuyên hơn. 

19. Tăng cân bất thường

Dấu hiệu mang thai dễ nhận biết nhất có lẽ là việc cơ thể bạn bỗng nhiên tăng cân bất thường kèm với đó là các biểu hiện như luôn thèm ăn, ăn rất ngon miệng... thì khả năng rất cao bạn đã có thai rùi đấy nhé.

20. Chảy máu âm đạo

Khi trứng được thụ tinh cấy sâu hơn vào niêm mạc tử cung dày, sẽ xuất hiện tình trạng chảy máu âm đạo. Trên thực tế, khoảng 25 – 30% phụ nữ mang thai bị chảy máu trong vài ngày đầu của thai kỳ. Có nhiều bạn hay nhầm lẫn việc này là do bản thân đang đến chu kì kinh nguyệt. Tuy nhiên, bạn cần để ý đến lượng máu và màu sắc nhé thông thường thì khi mang thai thì lượng máu chảy ra rất ít, có màu nâu và hồng nhạt chứ không có màu đỏ như bình thường đâu nhé.

21. Đau bụng âm ỉ

Khi mang thai ở tuần đầu tiên sẽ xuất hiện những cơn đau bụng âm ỉ giống như sắp đến kỳ kinh nguyệt và có thể kèm theo các triệu chứng như: ra máu báo thai, mệt mỏi, buồn nôn, căng tức ngực… 

22. Rụng tóc nhiều 

Dấu hiệu mang thai tiếp theo mà bạn cần biết chính là việc rụng tóc bất thường với số lượng nhiều nguyên nhân là do Hormone bên trong cơ thể thay đổi làm ảnh hưởng đến nội tiết tố nữ, kèm theo việc đó là da nám sạm, xuất hiện mụn trứng cá... là các dấu hiệu mang thai ở tuần đầu.

22 Ợ chua

Trong quá trình mang thai, hormone được sản sinh ra có thể khiến van giữa dạ dày và thực quản của bạn bị giãn ra. Vì thế dẫn đến trường hợp các bà mẹ có dấu hiệu ợ chua, khi có các triệu chứng này các mẹ nên đi khám để chắc ăn hơn nhé.
 

Khi có dấu hiệu mang thai mẹ cần làm gì ?

Sau khi các mẹ có những triệu chứng trên để xác minh đó có phải là các đấu hiệu có thai hay không các bạn cần:

1. Đi khám thai

Đây là việc quan trọng đầu tiên mà các mẹ cần lưu ý vì chỉ có đi khám các bạn mới có thể chắc chắn rằng bản thân mình đã có thai hay chưa vì những dấu hiệu trên có thể sẽ bị sai lệch. Khi gặp bác sĩ sẽ được siêu âm để loại trừ trường hợp thai ngoài tử cung, đồng thời kiểm tra cân nặng, nhịp tim, huyết áp…

2. Tuân thủ những chỉ dẫn của bác sĩ

Sau khi thăm khám, bác sĩ sẽ cho bạn kết quả và dặn dò 1 số vấn đề liên quan đến quá trình phát triển thai kì của bạn. Lúc này, các mẹ cần có chế độ dinh dưỡng hợp lí, cũng như việc nghỉ ngơi và luyện tập phù hợp với cơ thể của mẹ bầu và quá trình phát triển của thai kì

3. Bổ sung thêm kiến thức sinh sản và nuôi trẻ

Để con phát triển khỏe mạnh và nuôi con một cách khoa học, các ông bố bà mẹ cần cập nhật thêm các kiến thức cần thiết như làm sao để không tăng cân quá đà khi mang thai, bao lâu thì có thể cho con ăn dặm, loại sữa gì tốt cho trẻ.....

4. Chuẩn bị đồ sơ sinh và các vật dụng cần thiết cho bé

Để có sự chuẩn bị tốt nhất các mẹ cần tham khảo nhiều nơi để mua các vật dụng cần thiết cho bé. Đặc biệt là đồ sơ sinh vì khi đến những tháng cuối cùng của thai sản bé có thể chào đời bất ngờ nên việc chuẩn bị đồ cho bé ngay từ sớm là việc hết sức cần thiết.

5. Lựa chọn nơi khám và sinh nở

Lựa chọn những nơi uy tín, chất lượng và phù hợp với kinh tế là đều rất quan trọng các gia đình có mẹ bầu cần tìm hiểu, lựa chọn hoặc nghe theo ý kiến từ những người đi trước nhé.

Xem sản phẩm combo đồ sơ sinh cho bé tại Thiên Đường Trẻ Thơ

Viết Bình luận

    Bài viết cùng danh mục:

    Hiển thị tất cả kết quả cho ""