Nhóm dinh dưỡng cần thiết khi bé ăn dặm

Bắt đầu từ tháng thứ 6, bé sẽ chuyển dần qua giai đoạn ăn dặm vì cơ thể bé nhỏ của con đang cần một lượng chất nhất định để bổ sung vào quá trình phát triển này. Nhưng nhiều gia đình vẫn còn rất mơ hồ về vấn đề phải cung cấp cho con những loại dinh dưỡng gì mới thực sự là phù hợp. Và những nhóm thực phẩm nào giúp cho con phát triển toàn diện, cả thể chất lẫn tinh thần. Hiểu được những khó khăn và chăng chở này, Thiên Đường Trẻ Thơ mang đến cho mẹ những nhóm thực phẩm cần thiết trong quá trình ăn dặm của con, đáp ứng đủ tiêu chí con khỏe mạnh, thông minh, lanh lợi, cao lớn....

Nhóm dinh dưỡng cần thiết khi bé ăn dặm

Nhóm dinh dưỡng trong thời kì ăn dặm 

 

5 Nhóm dinh dưỡng không thể thiếu trong quá trình ăn dặm của con là những gì ?

 

1. Carbohydrate - nhóm dinh dưỡng cần thiết 

 

- Carbohydrate là nguồn chính cung cấp năng lượng cho cơ thể, đặc biệt là cho trẻ em. Đây là nhóm dinh dưỡng không thể thiếu trong khẩu phần ăn dặm của con, vì chúng góp phần cung cấp nhiên liệu cho hệ thần kinh trung ương và chuyển hóa lượng chất béo thừa thải trong cơ thể một cách nhanh chóng. Ngoài ra, Carbohydrate đóng vai trò quan trọng với các chức năng của não nếu thiếu hụt hay dư thừa nhóm dinh dưỡng này điều ảnh hưởng nhiều đến trí nhớ, cảm xúc hay tâm trạng.... của trẻ. Dinh dưỡng này được tìm thấy trong các loại thực phẩm như gạo, bánh mì, ngũ cốc, khoai tây, thực phẩm họ đậu, sữa, các loại hạt...

 

2. Protein - nhóm dinh dưỡng quan trọng 

 

- Protein là thành phần cấu tạo của tế bào cơ thể và cần thiết cho sự phát triển và tăng trưởng của bé. Nhóm chất này đóng vai trò vô cùng cần thiết trong thực đơn ăn dặm hằng ngày của con. Chúng tham gia hầu hết vào thành phần của cơ thể, kích thích hệ miễn dịch, hỗ trợ tăng cường hệ tuần hoàn, hô hấp, tiêu hóa... Protein cũng kích thích sự thèm ăn của trẻ, nếu thiếu nhóm chất dinh dưỡng này sẽ gây ra các tình trạng như rối loạn tuyến nội tiết, cơ thể bé ngừng lớn, chậm phát triển, giảm khả năng miễn dịch... Các nguồn cung cấp protein cho bé bao gồm sữa, thịt, cá, đậu, trứng, súp lơ xanh, chuối, quả bơ...

 

Nhóm dinh dưỡng cần thiết khi bé ăn dặm

Nhóm dinh dưỡng nào mới tốt cho con ăn dặm

 

3. Chất béo - nhóm dinh dưỡng xây dựng cấu trúc cơ thể

 

- Chất béo là nhóm dinh dưỡng chuyên cung cấp năng lượng, giúp trao đổi chất trong cơ thể và cần thiết cho sự phát triển của bé. Loại chất này sẽ giúp bé dữ trữ nguồn năng lượng và cung cấp chúng cho cơ bắp và các hoạt động trong ngày của cơ thể. Các loại thực phẩm chứa nhóm chất này, còn hỗ trợ hấp thụ vitamin một cách hiệu quả từ đó chuyển hóa thành những dưỡng chất cần thiết nuôi dưỡng toàn bộ cơ thể. Tuy nhiên, quá nhiều chất béo có thể gây béo phì, vì vậy bạn nên tăng cường việc ăn các loại chất béo lành mạnh, chẳng hạn như chất béo có trong trái cây khô hay thêm các loại hạt vào thực đơn ăn dặm hằng ngày của bé cũng là một cách làm hiệu quả để bổ sung nhóm dinh dưỡng cần thiết cho con ăn dặm.

 

4. Chất xơ - nhóm dinh dưỡng không thể thiếu

 

-Chất xơ giúp giảm cholesterol và hấp thụ đường trong máu, làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, đồng thời cũng giúp cho đường tiêu hóa của bé được hoạt động tốt hơn. Các thực phẩm chứa nhóm chất dinh dưỡng cần thiết này, cần có trong thực đơn ăn dặm của bé mỗi ngày vì sẽ giúp cho việc thuận lợi cho quá trình đào thải các bả chất ra khỏi cơ thể của bé, giúp con đi ngoài dễ dàng mà không lo bị táo bón. Các nguồn cung cấp chất xơ cho bé bao gồm rau xanh, táo, chuối, quả lê, cà rốt và các loại ngũ cốc...

Nhóm dinh dưỡng cần thiết khi bé ăn dặm

Nhóm dinh dưỡng cần thiết khi bé ăn dặm

 

5. Vitamin và khoáng chất - nhóm dinh dưỡng thiết yếu

 

- Vitamin và khoáng chất rất quan trọng đối với sự phát triển và tăng trưởng của bé. Nhóm chất dinh dưỡng này đóng vai trò vô cùng cần thiết trong những bữa ăn dặm của con. Chúng góp mặt vào nhiều tiến trình phát triển của cơ thể, như tham gia vào quá trình chuyển hóa các chất, tham gia vào hoạt động điều hòa hệ thần kinh và tim mạch của bé, đồng thời bảo vệ tế bào trước sự tấn công của tác nhân gây bệnh, tăng cường hệ miễn dịch và phục hồi cơ thể sau bệnh...  Chúng được tìm thấy trong nhiều loại thực phẩm như rau củ, trái cây, sữa, trứng, thịt, cá... Vì vậy, bạn nên cung cấp đủ các loại thực phẩm này trong chế độ dinh dưỡng của bé để đảm bảo sự phát triển và tăng trưởng tốt nhất cho cơ thể. 

Viết Bình luận

    Bài viết cùng danh mục:

    Hiển thị tất cả kết quả cho ""