Bệnh chàm (Viêm da dị ứng) bệnh thường gặp ở trẻ em

Bệnh chàm là gì?

Bệnh chàm là một bệnh mạn tính về da, làm da khô, đỏ và ngứa. Bệnh này còn được gọi là viêm da dị ứng. Bất cứ ai cũng có thể bị chàm, nhưng phổ biến nhất là ở trẻ nhỏ 

Triệu chứng của bệnh chàm

Triệu chứng của bệnh chàm ở mỗi trẻ em mỗi khác. Các triệu chứng thông thường bao gồm da khô, đỏ, ngứa và nổi ban. Các loại ban này có thể khô hoặc rỉ nước.

Các triệu chứng của viêm da dị ứng ở trẻ em bao gồm:

  • Da bị ngứa, đỏ, khô, nứt nẻ, bong tróc.

  • Da có các vết sưng đỏ, mẩn ngứa hoặc vết phồng to, khó chịu

Hình ảnh của chàm sữa

Chàm sữa thường xuất hiện ở những vùng da hay bị gập lại như cổ tay, khuỷu tay, sau đầu gối, mu bàn tay. Ban đầu xuất hiện bằng những đốm nhỏ ba mẹ không để ý, sau đó lan rộng theo hình tròn với kích thước đám chàm ngày càng lớn

 

Nguyên nhân gây ra bệnh chàm

- Đa số bệnh chàm là do di truyền, nếu trong gia đình có người mắc bệnh thì có nguy cơ cao là trẻ sẽ mắc bệnh chàm.

- Do rối loạn các hoạt động cơ thể như rối loạn chức năng bài tiết, thần kinh, tiêu hóa, nội tiết, thần kinh, tiêu hóa, sự thay đổi nội tiết cơ thể.

- Bệnh nhân mắc phải các căn bệnh các bệnh về thận, viêm tai, suyễn, viêm mũi xoang, viêm gan, viêm đại tràng,...

- Do nguyên nhân dị nguyên như tiếp xúc với các đồ dùng gây dị ứng hằng ngày như quần áo, chăn màn, khăn,... hoặc ăn phải các thức ăn lạ (không hợp cơ địa) như cá biển, tôm cua.

- Do sức đề kháng của trẻ yếu và chế độ ăn uống thiếu cân bằng, thiếu hụt các vitamin, dư thừa các chất đạm...

Dị ứng thời tiết: dị ứng thời tiết cũng chính là những phản ứng chống trả của cơ thể trước các tác nhân bên ngoài môi trường, khí hậu tác động đến trẻ, nhất là khi trẻ chuyển đột ngột từ vùng nóng sang lạnh hoặc ngược lại. Những biểu hiện chung của dị ứng thời tiết là nổi những vết mẩn đỏ gây ngứa ngáy, làm cho bé cảm thấy rất khó chịu.

Cách ngăn chặn các đợt bùng phát bệnh chàm

Một trong những cách hữu ích nhất mà bạn có thể làm là ngăn chặn các đợt bùng phát trước khi chúng xảy ra.

Dưỡng Ẩm, Dưỡng Ẩm và luôn dưỡng ẩm đúng cách

Đó là một phần của phương pháp điều trị hàng ngày cho bé.

  • Sử dụng các loại chất dưỡng ẩm không mùi. Chất giữ ẩm dạng kem hoặc thuốc mỡ thường có tác dụng làm ẩm tốt hơn là nước xoa/sữa (lotion).
  • Sau khi tắm, dùng khăn lau nhẹ lên da và bôi chất giữ ẩm vào làn da vẫn còn ẩm ướt.
  • Bôi kem giữ ẩm ít nhất mỗi ngày một lần hoặc nhiều hơn nếu cần thiết. Nên bôi kem dưỡng ẩm lên mặt và toàn thân.

Tránh các chất gây dị ứng

Những người mẫn cảm với các loại vải thô ráp hoặc các hóa chất trong xà phòng và bột giặt nên:

  • Mặc quẩn áo vải sợi mềm ví dụ như loại 100% cotton.
  • Dùng các loại tẩy/rửa dành cho da không có mùi hương
  • Tắm nhanh, giữ nhiệt độ nước tắm ở mức nhiệt độ phòng
  • Sử dụng các loại bột giặt không có nước nhuộm màu hoặc không có mùi hương, và có chất tẩy rửa không quá mạnh.
  • Không sử dụng chất làm mềm vải khi sấy áo quần.

Nhắc bé không nên gãi

Gãi ngứa có thể làm vùng phát ban càng nặng hơn và có thể dẫn đến nhiễm trùng. Hơn nữa, càng gãi thì chỉ càng ngứa thêm mà thôi. Cắt móng tay ngắn và nhẵn cho bé, và cố gắng làm cho bé mất tập trung, quên không gãi ngứa nữa.

Phòng ngừa!

Khi con bạn xuất hiện những đốm nhỏ sần trên da, Mẹ phải nghĩ ngay tới viêm da hay chàm và cấp ẩm kịp thời tránh để vết sần lan rộng và phòng ngừa các đợt bùng phát dựa theo kinh nghiệm của bản thân.

Bé bị 1 lần thì khả năng rất cao là sẽ bị lại lần 2, lần 3.

Trong năm bé sẽ có những đợt bùng phát viêm da vào những tháng cụ thể, thì trước những tháng này mẹ tăng cường đề kháng và cấp ẩm cho con cũng là một biện pháp phòng ngừa hữu hiệu nhất.

Tóm lại, tất cả những bệnh lí về da đều liên quan đến việc da khô, dẫn đến lớp ngoài cùng dễ bị tấn công bới các vi khuẩn. Vì vậy cách duy nhất là phải phòng ngừa ngăn các tác nhân khô da làm ảnh hưởng bé bằng cách cấp ẩm

 

 

>>> Tham khảo Kem Dưỡng Ẩm Dexeryl cho bé sơ sinh tại đây

Viết Bình luận

    Bài viết cùng danh mục:

    Hiển thị tất cả kết quả cho ""